Giỏ hàng

XỬ LÝ ĂN VẠ TRONG TỈNH THỨC – PHẦN 3

XỬ LÝ ĂN VẠ TRONG TỈNH THỨC – PHẦN 3

12 tháng, 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng.... thực sự cần đọc.

Cũng chỉ trong ngày hôm kia, Bố Ken nhận được 3 tin nhắn:

"Bố Ken ơi, e phiền a chút với ạ. Bé nhà e 20 tháng. Dạo này ăn vạ kiểu k dc cái gì là lại dơ tay đánh mẹ. Cầm mọi đồ vật ném đi."

"BK ơi giúp em với ạ. Em lên cơn điên vì quá stress luôn rồi ạ. E có 1 mẹ 1 con nên h bé cứ như vạy suốt hơn 2 tuần nay. Giờ e chịu ko nổi luôn rồi BK ạ. Muốn nhảy lầu chết quách đi cho xong"

Và tin nhắn cuối cùng rất dài là của bạn H:

"Hiện em có 2 bé gái, bé lớn sinh năm 2016. Gần đây em cảm thấy stress trong cách giáo dục con. Con là 1 đứa trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát, lúc nào cũng đầy năng lượng, sống khá tình cảm. Nhưng dạo gần đây bé rất hay đánh em, hay cáu, hay dỗi. Nhiều khi có hành động vùng vằng, đập chân đập tay. Nói như thế nào nhỉ? ko nghe lời, hoặc cố tình làm những hành động đã đc bố mẹ cảnh báo. Và nhiều lúc gây ức chế, em ko kìm chế đc, đánh con. Thậm chí đánh đau, nhưng vẫn ko thay đổi được gì. Em thật sự rất hoang mang trong giai đoạn này. Sau mỗi lần đánh con, em đều hối hận, nhưng những lần sau, khi con tái phạm, em lại quên hết và đánh đòn. Em rất cần lời khuyên, rất cần được thông não, cho em 1 hướng đi để giáo dục con ko đòn roi. Em mong được anh giúp đỡ…."

Mình bảo 2 bạn đầu: để Bố Ken chia sẻ cho em bằng một bài viết. Và hôm nay, viết bài này mình tặng các bạn, và mình tin còn rất nhiều người mẹ, người cha, đặc biệt mua dịch này gặp phải.

Mình xin chia sẻ câu chuyện của mình và H:

- Khi bé lớn đánh em, trong em cảm thấy thế nào?

- Em thấy tức giận

- Em quan sát được cơn tức giận đó không?

- Lúc đó em mất bình tĩnh và phản xạ như một bản năng

- Em có tin là nếu tiếp tình huống tương tự, tình trạng vẫn không thay đổi mà stress hơn không?

- Em rất sợ điều đó nên nhờ a khai thông cho

- Ok vậy em cố nhớ lại khi em tức giận em cảm thấy thế nào, trong con người em, từng tế bào của cơ thể?

- Giờ bình tĩnh lại, e mới nhớ là em cảm thấy nóng hơn, cảm thấy hừng hực trong cơ thể.

- Kết quả là không khả quan đúng không em.

- Đúng rồi anh ạ

- Vậy cách này không ổn, thậm chí còn tổn thương hơn rất nhiều so với những gì em đang nghĩ em biết không

- Dạ

- Giờ em xóa bỏ được cách này để lắng nghe một cách khác được chứ?

- Em sẵn sàng rồi ạ

ĐẦU TIÊN:

- Anh muốn nói về hành vi đánh con. A không phủ nhận em yêu thương con, thậm chí em rất rất yêu thương con là đằng khác, tuy nhiên vì em mong muốn con có những hành vi đúng đắn, tạm gọi là ngoan hay không hư đúng không em?

- Dạ đúng rồi ạ

- Tuổi thơ em đã từng bị tổn thương không?

- Dạ đúng là có nhiều ạ

- Theo em thế nào là ngoan? Em có đang so sánh con hàng xóm không? Anh cũng không nói đánh người khác là tốt đẹp, nhưng a muốn nhấn mạnh rằng: Hành vi bé lớn đánh bé nhỏ đã được nuôi dưỡng bởi nhiều bối cảnh trước đó chứ không phải chỉ một bối cảnh này. Nguyên nhân xuất phát: một là năng lượng của sự tức giận trong em hay chồng nhiễm lên con mỗi ngày (Cái này được nuôi dưỡng từ tuổi thơ đến bây giờ bộc phát, lại bộc phát với chính người thân yêu), hai là sự cấm cản của em trong những hành động không có gì là quá nghiêm trọng nhưng vì chữ NGOAN nên em cứ cản trở.

A nhớ, trong một chương trình đào tạo có bạn hỏi:

- Nhưng hôm đó em ở sân bay rất đông người nhìn anh à. A hỏi:

- Đông người nhìn thì sao em? Có phải em gắn mác là con hư vì ngoại cảnh đó không, hãy thừa nhận.

- Dạ đúng anh ạ.

- Em biết không, với trẻ con, nếu không có cách giáo dục đúng đắn, chúng ta càng cản thì các con càng chống. Chúng luôn tạo cho chúng ta thử thách, em nhận ra không?

- Dạ đúng rồi anh ạ

Trong hành trình mình đi, a nhận thấy mọi thứ liên quan chữ TỰ thì mới đạt được hạnh phúc, niềm vui…bền vững, mới sâu sắc được, còn lại nó chỉ là thoảng qua rất nhanh. Ví dụ mình khơi gợi cho con tự thấy, tự làm sẽ hoàn toàn khác với việc mình ép buộc.

THỨ HAI:

- Trẻ con là những đối tượng yếu thế nhất của xã hội, về cả thân, tâm và trí. Chúng ta có thực sự là người LỚN HƠN không? Em biết cái gì trong em đang yêu mềm không?

- Dạ chưa a à

- Đó chỉnh là tâm hồn của em, trước những hành động của con, tâm em bị dấy động nên em không bình tĩnh nổi, em không thể nào kiểm soát được. Hãy quan sát tâm mình.

- Em biết làm sao quan sát tâm không?

- Dạ em chưa

- Em thấy tâm em khi nào dấy động nhất?

- Là khi như em trình bày, con đánh hay làm trái ý ạ

Đấy, và cách xử lý của anh bấy lâu nay đó chính là:

- Nhận ra con ăn vạ

- Trân trọng bối cảnh này, từ đó ta tốt nghiệp bài học về sự kiên nhẫn, về lòng bao dung. Khi thể hiện sự trân trọng, chúng ta sẽ giao tiếp khác đi.

Vậy nên, cũng không có gì căng thẳng sau khi a mang trạng thái ấy để nói chuyện với con. Em có thể ôm con ra một góc, góc đó đảm bảo không có đồ vật gì xung quanh, tránh việc chú ý của con. Em thật lưu ý chỗ này.

Hãy thật tĩnh lặng, em có thể chờ cho con khóc: Bố ngồi đây với con, con khóc xong nói chuyện với bố nhé. Con có thể phản kháng nhưng em cứ chỉ nói câu đó mà thôi. Và nếu như em cảm nhận được con không thể vượt qua được cái ngưỡng nào đó, con cần một cái ôm để có cảm giác an toàn thì em ôm con thật chặt. Thủ thỉ với con. Có chuyện gì con nói bố nghe.

Mọi chuyện với trẻ con, nó chưa trầm trọng đến mức như góc nhìn của người lớn. Hãy ghim câu nói này để bình tĩnh xử lý e nhé.

Thay vì cư xử ngược đãi bọn trẻ, ta có thể trở thành một người đánh kính và lịch sự, là tấm gương sáng cho các con noi theo. Việc này thật khó, nhưng chính các con mang cho chúng ta bối cảnh, để chúng ta tỉnh thức, để chúng ta rèn luyện sự nhẫn nại trong mình.

Ở bên cạnh một người có lòng biết ơn, trạng thái đó như đang ở trong một ngôi chùa, bình an, sâu sắc, thanh tịnh. Hãy nuôi dưỡng lòng biết ơn em nhé. Đó chính là chìa khóa trong bài viết này a muốn chia sẻ.

Biết ơn cha mẹ trao ta tấm thân này

Biết ơn cha mẹ trao ta hình hài này

Biết ơn vũ trụ cho ta hơi thở này

Biết ơn vũ trụ gửi cho ta đứa con này

...

Em biết không, ngòa kia có vô vàn người cha, người mẹ chỉ mong ước có con. Thậm chí, một người anh của anh tận 10 năm sau khi kết hôn mới có em bé đó em à.

Với tất cả những nỗi áp lực căng thẳng đang đè nặng lên đôi vai của người phụ nữ ngày nay, việc chúng ta thất bại trong việc trở thành tấm gương là điều không thể tránh khỏi. Nhưng hãy tìm hiểu nguyên nhân, quan sát sự dấy động nơi tâm mình. Món quà lớn nhất mà cha mẹ trao cho con đó chính là sự hiểu biết.

Chia sẻ xong thì H nhắn: " Cảm ơn anh anh nhiều, Anh cho em đặt thêm mấy cuốn sách đọc ngay nhé"

Ba mẹ thân mến, Hãy chắc chắn, yêu và đừng làm tổn thương con nhiều nữa. T.A.G a xã để cùng đồng bộ tư duy và #SHARE ĐỂ NHỚ ạ. 

Làm cha mẹ tỉnh thức

Bố Ken ✍

-------------------------------------------------------------

Bạn có thể đọc thêm comment chia sẻ của các ba mẹ tại link:  XỬ LÝ ĂN VẠ TRONG TỈNH THỨC - P3

Bạn nên đọc thêm: 

XỨ LỶ ĂN VẠ TRONG TỈNH THỨC - P1

XỬ LÝ ĂN VẠ TRONG TỈNH THỨC - P2