Giỏ hàng

DẠY CON VỀ TRÁCH NHIỆM

Hoặc là cái giá phải trả rất nhỏ bây giờ, hoặc là cái giá phải trả rất đắt mai sau này.

Mỗi khoảnh khắc bên con, kể cả lúc vui đùa, đều có thể là một bài học ỹ nghĩa. Bản thân mình khắc sâu từ khóa TRÁCH NHIỆM khi được cha chỉ bảo, khi tốt nghiệp và đi làm, khi được các vị thầy chỉ bảo, khi lập gia đình, khi con con nhỏ.... sống trách nhiệm với chính bản thân, trách nhiệm với gia đình, trách nhiệm với công ty và trách nhiệm với xã hội.

Một số bạn lập gia đình khi chưa sẵn sàng nhận những trách nhiệm của một người mẹ, của một người cha.... Rồi căng thẳng với những cú shock, những áp lực với cuộc sống mới. Stress, hay trầm cảm, chia ly.... Bản thân mình cũng chưa hoàn hảo, nhưng biết nó vô cùng quan trọng nên nỗ lực thực hành và ghim vào đầu có cơ hội dạy Ken. Bài học đáng nhớ trong một ngày mưa bão.

Hôm đó, khoảng 5h kém đến trường đón Ken. Hai bố con đi cất xe và đi bộ từ bãi xe về. Bãi xe khá xa, cung đường qua một công viên nhỏ. Như thường lệ, mỗi lần đi qua công viên, Ken lại ngắm nghía đủ thứ, lang thang và hỏi rất nhiều câu hỏi. Bỗng trời báo hiệu sắp mưa, mây đen kéo đến, mình bảo:

- Ken ơi trời sắp mưa con ạ, mình về nhé

- Nhưng mà con đang chơi mà

- Con thấy mọi người đang chạy về kìa

- Con không đồng ý, con đang chơi

- Vậy bố chơi với con nhé

Bạn ấy đang loay hoay với những chú kiến nhỏ, hai bố con cùng đếm, cùng dùng ngón tay đuổi theo. Nụ cười, ánh mắt con thật đẹp. Những hạt mưa bắt đầu rơi, nhưng mình giả vờ như không biết, tập trung chơi với con. Trời đổ ào một phát, cơn mưa trĩu hạt dội xuống kèm theo vài tiếng sấm, Ken bảo:

- Bố ơi mưa rồi, mình về đi

- Chơi tiếp đi con

- Ướt hết rồi bố ạ (Bắt đầu mếu)

- Thế mình về con nhé

Đi được một đoạn:

- Bố bế con

- Con đi lại đến chỗ chiếc oto kia bố bế con một đoạn sang sân chung nhé

- Dạ

Đang bế, vừa thả xuống đi được hai bước thì một bà bán nước lên tiếng:

"Ủa cái thằng này, mày không bế con đi để nó ướt thế"

Lặng lẽ hai bố con bước đi tiếp, đi được vào sân chung thì giọng nói của một người mẹ:

"Sao tàn nhẫn vậy em, bế con cho nó nhanh đi chứ"

Mình vẫn kiên định và hai bố con nắm tay bước đi, mình chậm rãi để Ken bước trước. Hiểu Ken cũng muốn về rồi nên mình không cần thúc nữa.

Về đến nhà, Ken gặp mẹ và mếu to hơn. Mình hỏi:

- Sao Ken khóc vậy

- Con ướt hết rồi

- Bố cũng ướt mà, thế lần sau con muốn ướt không?

- Con không

- Vậy lần sau thấy trời sắp mưa thì sao con nhỉ

- Chúng mình sẽ về ạ

Kể từ sau đó, nếu sắp đến giờ vào lớp hay việc gì đó, mình chỉ cần nhắc nhở, thông qua đặt câu hỏi bạn sẽ là người quyết định. Chúng ta cần chấp nhận những cái giá phải trả trong giai đoạn này. Đó chính là vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương. Góc nhìn của các con khác chúng ta rất nhiều, vì thế hãy khéo léo đặt câu hỏi và các con tự trả lời thay vì cứ hối thúc, cứ ép, cứ quát. Ép buộc là một hình thức phản tác dụng rất lớn đối với con trẻ, năng lượng của sự kìm nén đó ảnh hưởng cực kì tới sau này.

Để nhớ hơn và có thể áp dụng, chúng ta điểm lại những từ khóa quan trọng ba mẹ nhé:

1/ Hiểu vài trò quan trọng của TRÁCH NHIỆM.

2/ Đôi khi phải trả những cái giá thì mới có được bài học sâu sắc. Hoặc là cái giá phải trả rất nhỏ bây giờ, hoặc là cái giá phải trả rất đắt mai sau này. Liệu chúng ta dám hay sợ?

3/ Kiên nhẫn và bình an khi xử lý, không được để tâm dẫy động

4/ Cần đặt câu hỏi chứ không nói quá nhiều

5/?

Mục 5 là từ khóa gì các bạn chia sẻ với Bố Ken nhé, còn đó ạ

Thực tế, đây là một trong những câu chuyện thường ngày khi đồng hành với Ken. Có nghĩa là để làm được điều này mình cần nhiều những tình huống khác nữa liên quan. Ba mẹ có thể theo dõi các câu chuyện thường ngày khi Bố Ken đồng hành với bạn để áp dụng nhé.

Để tỉ mỉ dạy dỗ các con, chúng ta cần đồng bộ tư duy. Hãy T.A.G người bạn đồng hành của mình kèm chia sẻ thêm bài học số 5 các bạn nhé.

Bố Ken ✍

-------------------------------------------------------------

Bạn có thể đọc thêm comment chia sẻ của các ba mẹ tại link:  DẠY CON VỀ TRÁCH NHIỆM