Giỏ hàng

TRẢ LỜI HẾT PHẦN CON

TRẢ LỜI HẾT PHẦN CỦA CON

Viết bài này, Bố ken nhớ lại lúc mình với bạn bè còn nhỏ, lúc ai đó gặp con cái cùng với bố mẹ. Và cũng một thời gian dài quan sát, để ý những lúc gặp gỡ các gia đình khác. Có một điều vẫn đang tồn tại từ xưa đến giờ mà thi thoảng mình đã dặn lòng mà vẫn vấp, đó chính là: “Bố Mẹ thường trả lời hết phần của con”. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tính tự lập và khả năng ngôn ngữ của con. Vì thế, hôm nay mình quyết định chia sẻ để nhớ sâu sắc hơn và cũng một phần nào đó giúp cho những ba mẹ đang vô tình mắc phải lỗi này sửa chữa kịp.

Khi ai đó gặp con cùng bố mẹ, chúng ta nhớ lại có phải đại đa số con sẽ được hỏi những câu:

- Con tên gì

- Con bao nhiêu tuổi rồi

- Con học lớp mấy

- Bố con tên gì

- Mẹ con tên gì....

- ......

Nếu quan sát và để ý, bố mẹ hay người đặt ra câu hỏi thường không đủ KIÊN NHẪN để chờ con trả lời, vì sợ con trả lời sai, sơn con trả lời chậm rồi sợ ai đó gắn cho cái mác THẰNG NÀY HƯ, THẰNG NÀY KHÔNG NGOAN và cuối cùng bố mẹ là người trả lời hộ những câu hỏi đó cho con. Cứ thế vô tình tạo nên các thói quen: Với bố mẹ thì thiếu niềm tin vào con, Sợ con nói sai. Với con thì sợ giao tiếp với người lớn hay người lạ dần dần khả năng ngôn ngữ bị giảm trầm trọng.

Nói là một phần trong NGÔN NGỮ nên Bố Ken xin phép chia sẻ tổng thể vai trò quan trọng của Ngôn ngữ:

Đầu tiên, Bố Ken không thể quên được câu chuyện cách đây hơn một năm, tại một lớp học về hạnh phúc gia đình, một chị khi được thầy hỏi: HẠNH PHÚC của chị là gì? Chị trả lời rằng:

“Em ước một lần con được nói những điều mà nó muốn nói”

Bỗng nhiên chị rưng rưng nước mắt và chị khóc luôn trong lớp. Cả lớp tĩnh lại, một lúc sau, khi đã bình tĩnh chị chia sẻ thêm mới biết con chị bị câm bấy lâu nay.

Có lẽ phát minh vĩ đại nhất của loài người là NGÔN NGỮ: Sẽ ra sao nếu rất yêu con, yêu vợ, yêu chồng, yêu bố mẹ, yêu đồng nghiệp, yêu bạn bè… mà không thể nói, không thể toát lên được những điều ở trong lòng?

Thứ hai, Dù thời gian có trôi qua bao lâu đi chăng nữa thì những bài diễn văn của các vị tổng thống, bài chúc mừng của Steven Jobs... hay như bản tuyên ngôn của Bác Hồ vẫn luôn làm rung động bao nhiêu con tim người Việt nam từ thế hệ này đến thế hệ khác. Không phải 100%, trừ đi những trường hợp có khả năng đặc biệt khác thì đặc điểm của những người thành công, hạnh phúc thường có một khả năng ngôn ngữ, khả năng đặt câu hỏi hay hùng biện rất cao. Đó cũng là động lực cho thói quen đọc sách hay những thói quen khác giúp phát triển ngôn ngữ của Bố Ken. Từ thời sinh viên đã ngốn những cuốn tiểu thuyết vài trăm trang trong vòng một tuần. Không thể so sánh với những bậc vĩ nhân trên, tuy nhiên khi được trau dồi, nuôi dưỡng thì những bài viết chia sẻ trải nghiệm của Bố Ken cũng giúp ích được khá nhiều cho cộng đồng ba mẹ nuôi con khoa học.

Có rất nhiều yếu tố khiến khả năng ngôn ngữ của con bị giảm. Bố Ken cũng không ít lần nhận được tin nhắn: “con em ít nói Bố Ken à”. Khi được hỏi thì đại đa số là bố mẹ quá bận rộn và để con ở nhà với ông bà. Mà ông bà thì không để í quá nhiều nên cũng chỉ một phần nào đó mà thôi. Vậy nên, sau khi nhận ra những vai trò của ngôn ngữ thì chúng ta nên khích lệ, giúp con nói được càng sớm càng tốt, chính là ba mẹ - người đã sinh ra đứa bé trên cuộc đời này cần mang trách nhiệm đó chứ không phải ai khác. Để giúp cho con sớm có thể diễn đạt những điều mà chúng rất muốn thể hiện ra. Hãy tưởng tượng cũng là em bé đó, khi chúng ta hiểu, biết và khích lệ đúng, con có thể diễn đạt cảm xúc, nội dung con muốn sớm hơn 3 tháng, 6 tháng thì sao? Ngược lại khi chúng ta không để ý thì có phải 3 tháng, 6 tháng hay một khoảng thời dan dài rất lãng phí không? Công việc bận rộn thì thời gian ở bên con chúng ta hãy cố gắng trọn vẹn, chất lượng nhất có thể ba mẹ nhé.

Quay trở lại với câu chuyện trên, khi chúng ta đã thấy vai trò quan trọng của ngôn ngữ, khi chúng ta đã thấy câu chuyện trên cứ tiếp tục sẽ cướp mất khả năng ngôn ngữ như thế nào, thì Bố Ken cũng muốn chia sẻ với các Bác, các anh chị và các bạn: giả sử có gặp Ken hay các bạn nhỏ khác bên ngoài, Chúng ta là người lớn hãy chủ động chào các bạn nhỏ trước, các bạn ấy chưa thể hiểu hết tầm quan trọng của việc chào hỏi, và quan trọng hơn cả đừng gắn cho các bạn ấy một cái MÁC. Thậm chí Ken là một em bé có khả năng ngôn ngữ rất tốt, 31 tháng có thể trả lời được rất nhiều câu như: Số nhà, nơi ở, số điện thoại bố…., tuy nhiên có những lúc bạn ấy không sẵn sàng với người lạ, hay bạn ấy ốm,... thì hãy bằng một sự BAO DUNG của người lớn cho phép điều đó xảy ra. Và chắc chắn rằng, Bố Ken cũng muốn cùng ba mẹ, chúng ta tương tác và dạy cho con cách trả lời những câu hỏi đó, ví dụ như Ken giờ 31 tháng bạn ấy có thể trả lời được rất nhiều, thậm chí số phòng nhà mình bao nhiêu, ở đâu, số điện thoại bố....

Mỗi em bé là một cá thể khác nhau, tuy nhiên đừng quên mang theo bên mình câu nói: “Nếu có thể làm tốt hơn thì làm tốt thôi là chưa đủ, nếu có thể yêu nhiều hơn thì yêu thôi là chưa đủ”. Câu nói này kèm thêm tình yêu chúng ta sẽ làm được