CHILDREN SEE - CHILDREN DO
𝗖𝗵𝗶𝗹𝗱𝗿𝗲𝗻 𝘀𝗲𝗲 - 𝗖𝗵𝗶𝗹𝗱𝗿𝗲𝗻 𝗱𝗼
Mẹ: Ken oi mẹ bị đau
Ken: Mẹ bị đau à? Mẹ đau đâu?
Mẹ: Mẹ đau đây này.
Ken: Em xoa mẹ nhé, mẹ hết đau chưa? Em thổi cho mẹ này, mẹ đừng khóc.
Đoạn hội thoại gần như là rất quen thuộc của mẹ và con. Ken chủ yếu là vân nước, nên khả năng sao chép rất nhanh. Mọi người xung quanh từ hành động đến lời nói anh ta quan sát và sao chép gần như y hệt chỉ sau 1 hay 2 lần. Do vậy, ở nhà mình rất cố gắng điều chỉnh hành động và lời nói của mình khi có Ken ở cạnh. Và dần dần anh ta cứ như bộ điều chỉnh hành vi của m.ng. Ai mà định làm điều gì không đúng nhìn thấy a ta cứ như cảnh báo à có cái may photocopy đang đứng cạnh mình, thôi tự nhắc mình kiềm chế vậy.
Khi bạn ở nhà cũng với bố mẹ lớn tuổi(máy kể, máy quên) và con bạn (máy photo) thì bạn luyện được tính kiên nhẫn rất rất tốt.
Mình có thời gian sống chung mẹ chồng. Cũng như các ông bà khác bà rất rất thích kể lể, một câu chuyện phải kể đi kể lại, ngày này qua ngày khác. Mình là người không thích nghe người khác kể lể chút nào, ban đầu cũng khó chịu. Xong cũng có kể lại cho mẹ đẻ. Bà nói thì bà nào chẳng thế, mẹ cũng thế, sau này con già cũng thế khác gì đâu. Nghe mẹ nói xong, mình cũng thử nghiệm ngồi nghe ban đầu cũng chán thật. Nhưng chợt nhớ có máy photo ngồi cạnh mình đành điều chỉnh lại thái độ của mình, ngồi nghe rồi thi thoảng tương tác lại thêm vài câu đùa, thêm chút mắm muối cho câu chuyện bà đỡ nhạt hơn, thì thấy cuộc trò chuyện vui hơn, chứ không ngồi nghe không thì chán lắm luôn. Mình chịu khó chút mà bà được kể cũng vui, Ken được nghe cũng hay. Mình chỉ nghĩ lúc đó mà mình cứ lờ bà đi hay không trò chuyện lại với bà thì sau này Ken nó cũng làm y như thế với mình thì nguy.
Lớp trẻ mình thường không có tính kiên nhẫn nghe người già kể chuyện, không phải là do không thương bố mẹ. Mà có khi cần phải liên kết với kết quả sau này con mình nó làm thế với chính mình thì mới biết mà sửa hành động mình.
Rồi rất rất nhiều hành động thường ngày mình nghĩ nhiều người cũng gặp phải như hay cau gắt với những lỗi nhỏ của bố mẹ mình (có thể với người ngoài thì lại không thế) làm cho con trẻ nhìn và cũng ghi vào tiềm thức của con sau này con cũng làm y như thế với mình. Mình tin là mình đối xử với bố mẹ bây giờ như thế nào thì sau con mình cũng hành xử y như vậy đối với mình. Bố mà đối xử với mẹ tốt, hay nấu cơm, hay quan tâm mẹ... thì sau con trai cũng làm y như thế với vợ mình.
-----------------------------------
Tôm là cháu mình, bạn ấy là người sống tình cảm. Hôm về quê, khi ăn cơm bà nội xúc cho Tôm ăn, chị mình cũng hơi gắt bảo bà để cháu tự xúc ăn, cứ xúc thế cháu nó quen mất. Tối lúc đi ngủ Tôm nói chuyện với mẹ.
"Mẹ oi, mẹ cứ để bà xúc cho con ăn 1 bữa đi.
Sao thế con?
Vì lâu ngày bà mới gặp con, bà thương con, nên muốn xúc cho con ăn. Nên mẹ cứ để cho bà sướng bữa 😆. Ra hà nội con lại tự xúc ăn."
Mẹ nghe xong cũng hơi bị choáng. Đấy là mình người lớn sẽ suy nghĩ phức tạp nhưng nhiều khi phải học suy nghĩ đơn giản hơn của con trẻ.
Nhiều nhiều bài học miễn phí luôn diễn ra hằng ngày, tuy nhiên lại bị bỏ qua. Có chăng phải mất phí thì mình mới học được. Có khi là 4 hay 5tr khóa học kỹ năng, phát triển bản thân, có khi hàng chục triệu, cũng có khi cái giá phải trả chính là cuộc sống sau này của chính mình.
Luôn tự nhắc bản thân con mình sẽ là tấm gương phản chiếu hình ảnh của chính mình. Nên sẽ cố gắng cho con nhìn thấy hành động tốt, và tin tưởng vào nó, sau đó làm hành động như vậy, rồi nhận được kết quả, cuối cùng chia sẻ cho người khác.
𝗦𝗘𝗘 - 𝗕𝗘𝗟𝗜𝗩𝗘 - 𝗗𝗢 - 𝗛𝗔𝗩𝗘 - 𝗦𝗛𝗔𝗥𝗘
Lan man mẩu chuyện nhỏ để nhắc mình và làm tốt hơn 🥰🥰🥰
Nguồn: Mẹ Ken - vợ của Bố Ken 😂
Bạn có thể đọc thêm comment chia sẻ của các ba mẹ tại link:
https://www.facebook.com/hieu.nguyen.14268/posts/3135711669809601