ĂN VẠ - XỬ LÝ TRONG SỰ TỈNH THỨC
ĂN VẠ - XỬ LÝ TRONG SỰ TỈNH THỨC
Bé của bạn đang bao nhiêu tháng rồi? Có đang trải qua những giai đoạn mà mọi người hay gọi là KHỦNG HOẢNG không? Mỗi ngày, Bố Ken đều nhận được rất nhiều tin nhắn nhờ tư vấn:" Bố Ken ơi em stress kinh khủng", " Bố Ken ơi, con em ăn vạ cả tiếng đồng hồ, em bất lực quá, em bị ám ảnh luôn anh à"
Những bạn bè chơi với mình sẽ thấy, Ken là một cậu bé nhanh nhẹn, nói nhiều, thông minh, phải thừa nhận bạn í đối đáp rất tốt. Và nếu bố mẹ không dựa trên sự THẤU HIỂU con để xử lý thì chắc không có ngôn từ để diễn tả hành vi ăn vạ của Ken. Tuy nhiên, mọi người cũng thấy, mình chỉ mất tối đa 5 phút cho bất cứ trường hợp gào thét nào của Ken. Cơ bản sẽ chỉ cần 3 phút. Nếu bạn cũng muốn mình có thể xử lý được với con như vậy, đừng rời bỏ cách xử lý ăn vạ trong sự tỉnh thức này của Bố Ken.
Cùng nhớ lại, lúc chúng ta thấy khoảnh khắc mà chúng ta gọi là "CON ĂN VẠ", chân tay con đập loạn lên, thậm chí nằm bẹp ra rồi lăn lông lốc, trong lòng chúng ta phản ứng như thế nào: chúng ta bắt đầu thấy bị kích thích, khó chịu, nóng trong người, đặc biệt nếu có người xung quanh chúng ta lại thấy ngại... Và chúng ta phản ứng ngay với tình huống đó: Im đi con, nín đi con, tại sao thế con, mẹ có làm gì đâu,...
Mỗi lần chúng ta đều bất lực như vậy, không thấy tốt hơn thậm chí, cơn ăn vạ về sau càng ngày càng kinh khủng. Chúng ta thử quan sát thật kĩ và đặt lại câu hỏi nhé.
Bước 1: NHẬN RA:
1/ ĂN VẠ là con hay nó chỉ là hành vi ngay lúc đó mà thôi?
2/ Ngay lúc đó bạn có còn YÊU con như ban đầu không hay đang BỎ THÁI ĐỘ gì đó vào? Quan sát kĩ việc mình có bỏ thái độ vào không bạn nhé.
Đừng nhìn vào con, nhìn vào chính chúng ta, cảm xúc của chúng ta ngay lúc đó như thế nào, bị kích động không? Hãy NHẬN RA cảm xúc dẫy lên trong người mình. Thông qua việc nhận ra, chúng ta sẽ làm chủ được cảm xúc đó.
3/ Bạn thử quan sát xem, mình có kì vọng hay đặt ra GIỚI HẠN gì cho vấn đề ĂN VẠ này, con PHẢI NGOAN, hay một sự HOÀN HẢO trước ai đó?
Chúng ta thường tự tạo một cái mốc nào đó rồi bám víu vào, có thể con hàng xóm chẳng hạn, chúng ta so sánh và tự đưa ra một tiểu chuẩn NGOAN, HOÀN HẢO. Và khi con không thực hiện như khuôn mẫu chúng ta đưa ra thì chúng ta tức giận. Tình yêu và lòng bao dung chúng ta đủ lớn mà, hãy vận hành nó để bao trùm lỗi lầm của con trước.
B2. CÔNG NHẬN CẢM XÚC CON:
Sau quá trình NHẬN RA, chúng ta sẽ làm chủ được cảm xúc, chúng ta sẽ bình tĩnh hơn, kiên nhẫn với con, chúng ta nên hiểu đơn giản là con đang cần sự trợ giúp, nó chỉ muốn nói “Bố ơi giúp con”, nhưng con còn nhỏ, con chưa biết diễn đạt, chưa biết nói cho ĐÚNG THEO Ý TA, và con sử dụng cách mà chúng ta gọi là ăn vạ, đó chỉ là một phương tiện để con diễn đạt mà thôi, hãy nghĩ một cách đơn giản vậy.
Chúng ta ngồi ngang tầm mắt với con, ôm con vào lòng và CÔNG NHẬN cảm xúc của con, điều này vô cùng quan trọng. Cùng CÔNG NHẬN cảm xúc con để con cũng nhận ra, và cả hai sẽ bình tĩnh hơn. Có thể đặt những câu hỏi: Con đang muốn chiếc bánh này đúng không? (phải lặp đi lặp lại nhiều lần để con hiểu) … Bố hiểu con rồi, con muốn chiếc bánh này đúng không. Khi con bình tĩnh chúng ta nói chuyện nhé.
B3. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
Khi bạn đã công nhận cảm xúc của con, con đã bình tĩnh, chúng ta có thể sử dụng công thức đưa ra các sự lựa chọn có tính định hướng:
- Lặp lại: Con muốn chiếc bánh này đúng không?
- Giờ con muốn ăn cơm xong thì mình ăn bánh hay là con chỉ ăn cơm thôi?
(Bạn nên đưa ra các lựa chọn có tính định hướng)
Hãy quan sát con mình để chúng ta nhận ra tâm sinh lính giai đoạn của con, những giới hạn thực tế và chia sẻ với con. Chúng ta nên chia sẻ với con khi mọi thứ đã ổn định, Bố Ken thường nói với con: “ Ken ơi, khi nào con cần, con chỉ cần nói với Bố, chúng ta không cần khóc như vậy, con đồng ý không?”. Thông qua kiên trì như vậy, chúng ta sẽ hình thành nên một cách hành xử có sự làm chủ cho con.
Dù sao, chúng ta cũng thừa nhận rằng: La mắng, đánh đập không phải là cách xử lý hay, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Con không phải là nơi chúng ta xả sự tức giận của mình. Một số ba mẹ sẽ thấy khó là vì sự kì vọng của chúng ta lớn quá, không thể ngay lập tức xử lý được, hãy kiên trì với con bạn nhé.
Hi vọng bài viết này phần nào giúp đỡ nhiều ba mẹ, đặc biệt các con đang trong độ tuổi 18 tháng trở lên. Việc nuôi dạy con rất cần sự NHẤT QUÁN, vì thế, chúng ta có thể chia sẻ bài viết tới người thân hay tối thiểu TAG người đồng hành nuôi dạy con của bạn vào để mọi thứ trở nên dễ dàng ạ.
Bố Ken
-------------------------------------------------------------
Bạn có thể đọc thêm comment chia sẻ của các ba mẹ tại link: XỬ LÝ ĂN VẠ TRONG TỈNH THỨC