Giỏ hàng

CÁCH XỬ LÝ CON DÙNG TAY ĐÁNH MẸ GIAI ĐOẠN LÊN 2,3

Gần đây mình có hay nhận được câu hỏi “ Bố Ken ơi, Con e gần 2 tuổi, cứ cáu lên, không thích là cầm đồ ném, dùng tay đánh cả mẹ. Em nói nhỏ nhẹ không nghe, quát không nghe và thậm chí mất bình tĩnh Em còn đánh con mà thấy càng tệ đi, lúc đó e căng thẳng lắm, a giúp e"

Bé nhà Bạn được báo nhiêu tháng rồi?

Mình nhớ lại hồi Ken 17 tháng cũng Y chang vậy, nhưng may mắn là có tìm hiểu trước đặc biệt có sự NHẤT QUÁN giữa Gia Đình và Nhà trường nên Từ một hành vi xấu đã được dạy thành 1 hành vi vô cùng yêu thương. Bằng chứng thể hiện bởi 17 giây ở Video bên dưới

Trao đổi với Cô giáo của Ken mình tin là gần như 100% đứa bé giai đoạn lên 2,3 đều trải qua hành vi này, nếu chúng ta không biết cách xử lý thì chắc chắc chúng ta sẽ phát điên lên vì các con rồi mất bình tĩnh và hậu quả khó lường. Với đam mê chia sẻ Bố Ken cũng đã giúp cho nhiều Bạn xử lý tình huống này thành công, nay Bố Ken xin được tổng hợp từ trải nghiệm thực tế, sách và từ các cô giáo của trường Ken để chia sẻ lên đây nhiều Bạn đọc được, Ba Mẹ lưu tham khảo áp dụng nhé.

Người lớn chúng ta dù là những người tích cực nhất thì thi thoảng vẫn bị chi phối bởi cảm xúc huống hồ gì trẻ con đúng không. Chúng ta lựa chọn sinh con ra chứ con không tự nhảy vào đời ta, chúng ta học phép chia để chia time dành cho con, mỗi ngày bao tiếng với con chứ với con Ba Mẹ là tất cả, là bầu trời , chỉ có điều con chưa đủ ngôn ngữ để thể hiện đầy đủ. Vậy với tình huống Con dùng tay ném đồ or đánh Mẹ chúng ta xử lý như sau:

- Bước 1:
Ngồi xổm xuống ngang tầm mắt của con khi nói chuyện và nói hộ con ( đây cũng là cách công nương Kate hay làm):
Ba mẹ biết là con đang nổi cáu.
Ba mẹ biết là con đang không vui
Ba mẹ biết con đang....

Chắc chắn con không dừng và vẫn tiếp tục đánh là bình thường nhưng đừng bỏ qua B1 Ba Mẹ nhé.

- Bước 2: Sau đó sẽ nói cho trẻ hậu quả của hành động ấy và cảm xúc của Ba mẹ sẽ ra sao:
Nhưng con đánh mẹ thì mẹ cũng đau lắm? Và đây chính là chìa khóa

Thông thường các con ngã Bà hay Bố Mẹ thường bảo: Con ngã à, không sao đâu bà thương, đánh cái Bàn này, làm cháu Bà đau. Rất nhiều người mắc sai lầm chỗ này. Cụ thể:
Con bị đau, hãy gọi tên cảm xúc: Con ĐAU à, con đau ở đâu, để Bố Mẹ xoa cho con nhé, bố thổi cho con nhé kèm hành động vào, ngồi ôm con, nói và hành động. Tiếp nữa khi mình đau or thậm chí con trêu chúng ta hơi quá chúng ta bảo: Bố đau đấy, con xoa cho Bố nhé. Thế là Ken lại xoa, lại thổi. Bằng việc lặp lại cách này con sẽ hiểu được cảm giác ĐAU, Con sẽ biết được nên làm gì.

Có được điều đó vận dụng vào B2 này, B cứ bảo Con đánh Bố Bố Đau lắm. Ba Mẹ hiểu ý Bố Ken rồi đúng không, Nhưng còn đó ạ

- Bước 3: Đưa ra những lời khuyên, hình phạt với trẻ tùy vào hoàn cảnh:

Tay là để làm gì Con nhỉ?

Nhưng để đặt câu hỏi này thì một lần nữa chúng ta lại phải tạo Thói quen trước. Cụ thể như nhà Ken:

Ngồi ngang tầm mắt và nói với Ken thật chậm kèm ngôn ngữ cơ thể:

Tay là để yêu thương. Bố mẹ yêu thương Ken này (dùng 2 tay vuốt nhẹ má Ken và hôn lên tay Ken). Ken cũng sẽ dùng tay yêu thương Bố Mẹ nhé
Và:
Giờ thì chỉ cần nói “Ken ơi, Tay là để làm gì con nhỉ” thì tự khắc Ken làm hành động yêu thương bạn và trong tình huống này gần như Ken sẽ dừng lại. Mời Ba Mẹ dành 17 giây để xem video dưới.

Nó cũng sẽ tốt đối với các TH đánh bạn bè.

Nếu hành vi nặng nguy hiểm hãy NHẤT QUÁN nắm chặt tay con Ba Mẹ nhé.

Với các bạn nhỏ các nguyên tắc và khái niệm mình cung cấp cần sự lặp đi lặp lại. Rất nhiều Ba Mẹ nói “a/c cũng làm mà nó chẳng nghe”, thực ra k phải con không nghe mà là do chúng ta chưa đủ kiên nhẫn thôi ạ.

Vì con cái là tấm gương phản chiếu mọi hành vi của cha mẹ mà nên chúng ta hãy: BÌNH TĨNH, KIÊN NHẪN, NHẤT QUẤN & TẠO THÓI QUEN TỐT.

Không phải yêu là cho roi cho vọt. Nó sẽ dẫn đến bạo lực đấy, vậy Ba Mẹ cân nhắc và tham khảo chia sẻ của Bố Ken nhé.

Vì con chúng ta không sinh ra lần thứ 2!

 

Bạn có thể đọc thêm comment chia sẻ của các ba mẹ tại link: 

https://www.facebook.com/hieu.nguyen.14268/videos/2727547860625986/