Giỏ hàng

WONDER WEEK 19

WONDER WEEK 19 🎯

WW5,8,12 xong, và giờ mình viết về WW19 - một trong những WW kinh khủng nhất.... Liên quan biến thể, liên quan ăn dặm nên ba mẹ đang hoặc trước giai đoạn này nhất định đừng bỏ qua nhé.

Sự ảnh hưởng của giai đoạn bão tố này có thể xuất hiện trong khoảng từ tuần 14 đến 17. Bắt đầu từ tuần tuổi này (14w), giai đoạn “khó ở” sẽ kéo dài hơn trước. Thông thường nó sẽ kéo dài 5 tuần, nhưng cũng có bé vượt qua chỉ sau 1 tuần và có những bé sẽ dai dẳng đến tận 6 tuần. Nếu bé “nhặng xị”, hãy để ý thật kĩ xem con có đang cố gắng làm chủ những kĩ năng nào mới không, và điều chỉnh lịch sinh hoạt cho phù hợp với con

I/ BIỂU HIỆN CỦA BÉ:

1/ Bé ngủ kém hơn:

Với những bé theo EASY đang ngủ rất tốt bỗng có biểu hiện ngủ kém, catnap vào nap 2, khó vào giấc đêm, đêm dậy nhiều hơn, Rem sáng mạnh hơn. Những biể hiện này sẽ xuất hiện từ tuần 15, hoặc một số bé sớm hơn sẽ là tuần 14

2/ Bé ăn kém hơn:

Cả bé bú mẹ và bú bình đều dễ bị xao nhãng bởi những thứ bé nhìn thấy, nghe thấy ở xung quanh hơn trước đây, bé chỉ bú 1 lúc là bắt đầu nghịch núm vú. Thỉnh thoảng, trẻ còn quay đầu đi, không chịu ngậm bình hoặc ti mẹ

3/ Bé trở nên nhút nhát hơn với người lạ:

Bé có thể không chịu ngồi trong lòng bất cứ ai ngoại trừ mẹ (người chăm sóc), hoặc có thể khó chịu nếu người lạ nhìn hay nói chuyện với bé.

4/ Bé muốn được quan tâm, chú ý nhiều hơn

Bé có thể muốn được bạn chơi cùng, hoặc ít nhất, muốn lúc nào cũng được bạn để ý đến. Bé thậm chí còn khóc toáng lên khi bạn rời đi

5/ Bé có thể ủ rũ hơn

Tâm trạng của bé có thể thay đổi thất thường, liên tục trong khoảng thời gian này. Bé có thể vui vẻ cười đùa cả ngày hôm trước nhưng ngày hôm sau lại chẳng làm gì ngoài khóc. Những thay đổi này thậm chí có thể xảy ra theo thời điểm, 1 phút trước có thể đang cười, 1 phút sau có thể òa khóc nức nở. Bé có thể thiếu sức sống, trầm tĩnh hơn, nằm im không nghịch ngợm gì hay chỉ nhìn chằm chằm vào không khí. Đừng quá lo lắng ba mẹ, đây là dấu hiệu cho thấy bé đang chuẩn bị thực hiện rất nhiều cuộc khám phá trong thế giới mới

II/ CÁC KĨ NĂNG CON CÓ THỂ ĐẠT ĐƯỢC:

Tuần khủng hoảng 19 – Thế giới của những sự kiện. Trong thế giới mới mà trẻ bắt đầu khám phá ở tầm 19 tuần tuổi, hầu hết các em bé đều sẽ bắt đầu nắm bắt được và thử nghiệm với những chuỗi hành động ngắn, thân thuộc một cách nhẹ nhàng. Khả năng mới này sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hành vi của trẻ.

Tuy nhiên, độ tuổi mà những kĩ năng và hoạt động dưới đây xuất hiện lần đầu tiên ở mỗi bé mỗi khác và phụ thuộc vào sở thích, trải nghiệm và sự phát triển sinh lý của trẻ. Vì thế bạn có thể để ý và nhận ra chúng, mặc dù ban đầu bạn có thể không thấy rõ những kĩ năng này đã trở nên khéo léo hơn. Một số trẻ tập trung vào những kĩ năng cảm giác, trong khi số khác có thể chọn kĩ năng quan sát, và có những trẻ sẽ chú tâm vào hoạt động thể chất. Lại có những trẻ thích học một loạt các kĩ năng khác nhau chứ không chuyên vào kĩ năng riêng lẻ nào. Có những bé phải mất một vài tháng để có thể hoàn thiện và làm chủ những kĩ năng này.

1/ Bé có thể kiểm soát cơ thể tốt hơn:

- Lật từ sấp sang ngửa và/hoặc ngược lại

- Nhổm mông, cố đẩy người về phía trước để chuẩn bị trườn bò nhưng chưa được

- Chống hai tay để nâng phần thân trước lên khi đang nằm sấp

- Ngồi thẳng khi có chỗ dựa, cố gắng ngồi thẳng khi ngồi môt mình, ngồi ếch

2/ Các kĩ năng vận động tinh xuất hiện nhiều hơn:

- Có thể chộp được đồ bằng một hoặc cả hai tay

- Có thể chuyển đồ từ tay này sang tay kia

- Đưa tay hoặc đồ chơi lên miệng ngậm

- Sờ hoặc đút tay vào miệng bạn khi bạn đang nói

- Có thể tự kéo miếng vải che mặt ra từ từ

- Nhận ra món đồ quen thuộc ngay cả khi bị phủ bởi một phần miếng vải

- Cố gắng lắc đồ chơi, chộp những vật ngoài tầm với

- Cố gắng chơi với bảng đồ chơi

- Ném đồ chơi xuống sàn nhà

3/ Khả năng quan sát:

- Thích thú quan sát những hành động lặp đi lặp lại, chẳng hạn như quả bóng nảy lên xuống, lăn qua lại,..

- Thích thú quan sát những cử động của môi và lưỡi khi bạn nói chuyện

- Tìm kiếm món đồ chơi bị che/giấu một phần

- Phản ứng với hình ảnh phản chiếu của mình trong gương, hoặc sợ hãi hoặc cười thích thú

- Tay cầm sách và nhìn chăm chú vào những hỉnh ảnh trong cuốn sách

4/ Khả năng lắng nghe

- Chăm chú lắng nghe những âm thanh phát ra từ miệng bạn

- Phản ứng khi được gọi tên

- Hiểu được một số từ, chẳng hạn trẻ sẽ nhìn vào con gấu bông khi được hỏi “Gấu bông của con đâu nhỉ”, khi gấu bông được để ở vị trí thường để

- Phản ứng phù hợp với giọng động viên hay quát mắng

5/ Những kĩ năng khác

- Bắt đầu bập bẹ những “từ” đầu tiên: ma, da, ba, ta,…

- Duỗi tay để được bế lên

- Há miệng quay mặt nhìn theo đồ ăn, đồ uống

- Trở nên cáu kỉnh, la hét khi mất kiên nhẫn, không làm được việc mà trẻ đang cố gắng làm

- Có một món đồ ôm đặc biệt, chẳng hạn như Doudou

III/ NHỮNG VIỆC CHÚNG TA CÓ THỂ LÀM ĐỂ GIÚP CON ĐẠT ĐƯỢC NHỮNG KĨ NĂNG TRÊN:

1/ Giúp bé khám phá thế giới mới thông qua hoạt động cơ thể:

- Giúp bé tập lẫy: Đặt bé nằm ngửa và giữ một món đồ chơi bé yêu thích ở bên cạnh bé để bé có động lực tìm cách di chuyển cơ thể, lăn, lật để lấy nó. Hãy cổ vũ và khen ngợi bé, khi bé đã lấy được thì hãy thử để nó ra xa hơn.

- Giúp bé tập trườn bò: Đặt những đồ vật bắt mắt ở phía trước để thu hút bé, dùng tay làm điểm tựa ở bàn chân bé để bé đẩy người lên, hoặc bạn hỗ trợ đẩy nhẹ mông con về phía trước. Làm mẫu cho bé để bé có thể học theo. Nếu phòng ấm, hãy để bé vận động mà không cần mặc gì

2/ Giúp bé khám phá thế giới mới thông qua vận động và kiểm nghiệm

- Hãy để trẻ khám phá bao nhiêu vật tùy thích. Bảng bận rộn có rất nhiều bài tập tay và ngón tay, để trẻ có thể lăn, xoay, đập, kéo,.. Hầu hết các em bé đều thích bảng đồ chơi. Nhưng đừng kì vọng trẻ có thể hiểu và sử dụng được tất cả những đặc tính này đúng đắn ngay từ đầu. Bạn có thể cầm tay hướng dẫn con, hoặc làm mẫu để con quan sát

- Để bé chơi với những vật có kết cấu, chất liệu, hình dáng khác nhau: sách giấy, sách vải, nilon sột soạt, đồ chơi với chất liệu an toàn để bé có thể thoải mái khám phá mà vẫn an toàn ngay cả khi cho vào miệng: gặm nướu, xúc xắc,…

3/ Giúp bé khám phá thế giới thông qua hình ảnh:

- Có vô số những sự kiện thường nhật để trẻ quan sát, tất cả những gì bạn cần làm là để trẻ ở tư thế thích hợp để quan sát

- Ở tuổi này, nhiều bé đã thích nhìn sách tranh có các sự kiện. Bé có thể muốn tự cầm sách bằng hai tay và nhìn chăm chú vào hình minh họa với ánh mắt tò mò, nhưng một lúc sau có thể bé đã ngậm chặt cuốn sách rồi

- Chơi trò ú òa, trốn tìm, giấu đồ vật: Lấy 1 chiếc khăn che mặt bé và hỏi: “(Men) đâu rồi nhỉ?” Hãy xem con có thể tự mình bỏ chiếc khăn ra không. Nếu con vẫn chưa thể làm được, hãy giúp con bằng cách cầm tay con và từ từ kéo chiếc khăn ra. Mỗi khi con có thể nhìn thấy bạn, hãy nói “Òa” – điều này giúp con đánh giấu 1 sự kiện. Ở tầm tuổi này, hãy chơi đơn giản vậy thôi, nếu không trẻ sẽ khó theo kịp

4/ Giúp bé khám phá thế giới thông qua ngôn ngữ:

- Trẻ có thể bắt đầu bập bẹ bababa, dadada và thích thú với âm thanh mình phát ra, có thể bé sẽ dừng lại 1 lúc và cười trước khi tiếp tục nói. Bạn cần thường xuyên nói chuyện với con, đáp lại những điều bé nói, bắt chước âm thanh của con để khuyến khích con luyện sử dụng giọng nói

- Bạn nên lặp đi lặp lại các câu tương tự hoặc giống nhau ở những bối cảnh giống nhau để bé có thể dần dần nhận ra chúng. Bạn sẽ thực sự phấn khích và tự hào khi lần đầu phát hiện ra là con có thể hiểu được một câu ngắn. Ví dụ về câu chuyện con gấu bông, khi bé đã có thể nhìn đúng về nơi thường đặt gấu bông khi được hỏi, thì sau đó bạn có thể đặt gấu bông ở vị trí khác, dễ nhìn thấy, hay cho bé xem ảnh con gấu bông để xem bé có nhận ra không

- Bé còn thích thú với một chuỗi những giai điệu trầm bổng và có thể nhận ra một chuỗi âm thanh quen thuộc. Hãy khuyến khích và cho bé chơi với những đồ chơi phát ra âm thanh, nhạc điệu và giúp bé sử dụng chúng đúng cách

5/ Gợi ý đồ chơi phù hợp giai đoạn này:

- Đồ chơi nhà tắm [Shop Bố Ken có]

- Đồ chơi làm bếp, giáo dục giáo dục sớm này rất ỹ nghĩa, để cho con làm quen với các dụng cụ chế biến, chơi cùng con để con sẽ hiểu mẹ nấu ăn như thế nào. Trò chơi mô phỏng này rất thú vị [Shop Bố Ken có]

- Bảng đồ chơi [Shop Bố Ken có]

- Bóng múi [Shop Bố Ken có]

- Lọ có nắp vặn có 1 ít gạo trong đó

- Giấy bạc, gương

- Tuyện ehon và các dòng truyện tranh ảnh [Shop Bố Ken có và đang giúp các ba mẹ xây dựng Tủ sách Gia Đình]

- Tranh ảnh, đồ vật hoặc con vật mà trẻ có thể nhận ra tên [Shop Bố Ken có]

- CD, đài phát các bài hát trẻ em

6/ Bữa ăn của bé:

- Giai đoạn ww kéo dài, bé học thêm nhiều kĩ năng mới nên nhiều bé ăn kém đi, thậm chí lượng ăn giảm hơn nửa. Lúc này mẹ cần quan sát lại size núm đã phù hợp chưa, con còn ăn đêm nhiều không, và cân nhắc đến việc cắt bớt cữ đêm. Nếu những bé ăn kém mà chưa đủ 6kg, thì vẫn nên duy trì 1 cữ Dreamfeed.

- Nếu ban ngày bé ăn quá ít dẫn đến ngủ đêm khóc lóc nhiều hơn, dù trước đó đã cai ti đêm rồi, thì mẹ cũng có thể cân nhắn cho bé ăn Clusterfeed nếu bé dậy đòi ăn. Sau 12h đêm thì hạn chế cho ăn tránh ảnh hưởng đến lượng ăn của ngày hôm sau. Sau 1 tuần mà mẹ không thấy con ăn tốt lên vào ban ngày thì có thể cân nhắc giảm dần lượng ăn tích trữ, để chuyển dịch lại nhu cầu ăn của bé vào ban ngày

7/ Điều chỉnh lịch sinh hoạt của bé

Thông thường các bé sẽ theo lịch E4 cho đến khoảng 16,17 tuần thì bắt đầu lên lịch biến thể. Chúng ta không thể lên một phát 234, mọi thứ cần sự quan sát rất kĩ của chung ta. Ba mẹ cần đọc kĩ bài biến thể được ghim ở phần công bố.

💖 LƯU Ý:

- Đã là WW thì chúng ta có thể cố gắng để giảm thời gian con đi qua WW, cố gắng để giúp con chơi vui và đạt được kĩ năng, chúng ta không thể kì vọng việc con sẽ êm ru, mượt mà. Vì thế, ngoài giảm sự kì vọng thì Bố Ken cũng muốn nhấn mạnh việc không nên thay đổi lịch xoành xoạch.

- Cơn bão rồi cũng qua đi mà thôi, hãy rộng lượng chào đón nó, chính trong giai đoạn này người yếu đuối nhất lại là chúng ta, chúng ta sợ đủ thứ, sợ con hư, sợ con không ngoan,.... hãy bỏ đi các tiêu chí, những NHÃN MÁC ba mẹ nhé.

- Sau giai đoạn này con cũng sẽ bước vào hành trình ăn dặm, một trong những hành trình đầy thú vị, cũng có thể đầy nước mắt. Mong rằng: Ba mẹ ngoài việc thông báo, chơi giáo cụ, cũng chuẩn bị kiến thức Ăn dặm. Ba mẹ có thể liên hệ Fanpage Shop Bố Ken để đặt sách sớm, Ở nước ngoài giá một cuốn sách rất cao, nhưng ở Việt Nam mình giá sách chuẩn nhà xuất bản với ngần đó kiến thức thực sự là quá rẻ, Giá chỉ là một phần thôi nhưng cái giá chúng ta phải trả khi không đọc có thể đắt hơn rất nhiều: Bế rong để ăn, ép ăn, stress....

Chia sẻ của một người mẹ sau khi đọc kĩ bài chia sẻ BK, kiên trì, và đồng hành với con:

"Sau cơn mưa trời lại sáng rực luôn anh ạ. Ban ngày cứ đến giờ cho vào cũi là vít hết nap luôn k trượt phát nào, nap ngắn có hôm cần đến ti giả thôi còn lại cả ngày chả cần dùng đến luôn. Đêm ngủ ngon, rem sáng nhẹ hoặc k có. Chơi các đồ chơi như a hướng dẫn rất vui, người ta đến nhà cứ suýt xoa sao nó dễ gì mà dễ thế, dễ lạ lùng, vừa đặt vào cái thấy mẹ đi ra luôn con đã ngủ rồi"

Chúc các mẹ đồng hành cùng con, đi qua cơn bảo WW19 trong nhiều niềm vui và đừng quên T.A.G người đồng hành, bạn bè để giúp các bạn thêm 💌

 

Bố Ken ✍