Giỏ hàng

WONDER WEEK 12

WONDER WEEK 12

Tiếp tục với chuỗi bài viết về Tuần Khủng Hoảng - một trong những chủ đề các mẹ chờ nhất.

"Ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi" là câu nói quen thuộc của các ông bà, đây đều là những cột mốc rất quan trọng mà nếu chúng ta không THẤU HIỂU thì vô tình lại cản trở kỹ năng của con, chúng ta cùng lý giải cột mốc 3 tháng - WW12 trước ba mẹ nhé:

1/ BIỂU HIỆN CỦA BÉ:

- Bé có thể đòi được quan tâm, chú ý hơn: Có thể trước đó con đã chơi tự lập khá tốt rồi, nhưng đến lúc này bé lại muốn bạn chơi cùng thường xuyên hơn, muốn được bế nhiều hơn. Bạn có thể cảm thấy rằng, nếu lúc trước con tiến triển được 3 bước thì bây giờ con lại lùi về phía sau 2 bước. Thật khó hiểu.

- Bé có thể ăn kém đi: Những bé bú mẹ có thể kéo dài thời gian bú mỗi cữ chỉ để nhai và ngậm núm vú chứ không thực sự mút sữa. Bé chỉ muốn ngậm ti mẹ để ngủ, có thể cố bám lấy mẹ hay bầu vú như thể bé sợ đánh mất nguồn an ủi vỗ về duy nhất của mình vậy. Những bé bú bình có thể thấy lượng ăn giảm rõ rệt so với bình thường

- Ngủ kém: Bé có thể không chịu ngủ ngày, catnap, dậy đêm nhiều, Rem sáng mạnh. Cũng có thể có bé lại quay lại tình trạng ngủ li bì vào ban ngày và thức chơi hay quấy khóc hàng giờ vào ban đêm

- Bé có thể mút ngón tay thường xuyên hơn: Có bé trước đây chịu dùng ti giả, nhưng vào ww lại tự nhiên không thích ngậm ti giả nữa, mà lại chuyển sang mút tay nhiều hơn.

- Bé có thể thiếu sức sống: Bé có thể trầm lắng, ít linh hoạt hơn mọi khi. Thậm chí bé còn có thể nằm yên một lúc, nhìn xung quanh hoặc nhìn thẳng trước mặt

2/ KỸ NĂNG CON CÓ THỂ ĐẠT:

Một số trẻ ý thức rất rõ về thế giới xung quanh mình và trẻ thích nhìn, nghe, trải nghiệm các cảm giác hơn là tự mình vận động chân tay. Hầu hết mọi người sẽ đánh giá sự phát triển của trẻ bằng cách nhìn vào các mốc phát triển sinh lý như: khi trẻ biết cầm nắm, lẫy, bò, ngồi, đứng và đi.

Tuy nhiên, điều này sẽ là phiến diện khi quá trình phát triển này của trẻ thuộc tuýp “quan sát – lắng nghe – cảm nhận” có vẻ chậm hơn. Những trẻ này thực ra đang làm một việc rất phức tạp giúp chúng có được một nền tảng vững chắc cho việc học hỏi kĩ năng sau này. Vì thế, những kĩ năng dưới đây không phải tất cả các bé đều đạt được ở cùng một thời điểm, bạn cần để ý và nhận ra tính cách và sở thích của bé để có dự hỗ trợ phù hợp

- Các cử động của bé trở nên nhẹ nhàng, thuần thục và giống cử động của người lớn hơn, thay vì những cử động cứng nhắc trước đó

- Cử động đầu của bé trở nên mềm mại hơn và bé có thể điều chỉnh tốc độ của mình

- Bé có thể lẫy được từ ngửa sang sấp hoặc ngược lại

- Mắt của trẻ có thể tập trung lâu hơn vào vật mà chúng nhìn và tầm nhìn của trẻ cũng gần tốt bằng tầm nhìn của người lớn

- Gần như không cần đỡ cũng có thể giữ thẳng đầu, ngồi thẳng khi dựa vào người lớn, dễ dàng quay đầu sang một bên

- Sử dụng cả hai chân để đẩy khi được đặt ngồi trong ghế bật hoặc được đặt nằm trong xe đẩy

- Tự kéo mình vươn người khi nắm ngón tay của bạn

- Chơi đùa với đôi tay nhiều hơn, có thể với, chụp, nắm vật bằng cả 2 tay

- Lắc xúc xắc một hoặc hai lần

- Tìm hiểu và chạm vào khuôn mặt, quần áo của bạn

- Nhét bất cứ thứ gì vào miệng

- Tạo ra các âm thanh giống với các nguyên âm như I, u, ê, ô, a

- Có thể thổi bong bóng bằng nước bọt và cười như thể thấy việc đó thú vị lắm

- Nhìn ngắm tay chân của mình, mặt mũi, quần áo của người nào đó

- Thể hiện sự thích thú khi “nói chuyện” rồi chờ phản ứng của bạn, có hành vi khác nhau với những người khác nhau

- Thể hiện sự buồn chán nếu nhìn thấy, chơi đồ chơi giống nhau quá thường xuyên, tính đa dạng đột nhiên trở nên quan trọng

3/ BA MẸ CÓ THỂ HỖ TRỢ BÉ NHƯ THẾ NÀO ĐỂ CON PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TỐT:

a) VỀ ĂN:

Nếu bé ăn kém, mẹ có thể

- Tăng size núm bình, ví dụ nếu sử dụng AVent thì đang size 2 thì lên size 3

- Giãn cữ ăn cho bé dần lên thành EASY 4, khoảng cách giữa các bữa ăn cỡ 4h

- Mẹ có thể cân nhắc cắt bớt cữ đêm hoặc cai ti đêm khi con đủ 6kg, con không có nhu cầu ti đêm và ngày con ăn kém hiệu quả.

b) VỀ LỊCH SINH HOẠT:

Thông thường, thời điểm này các bé sẽ chuyển dịch lên EASY4, tuy nhiên có thể bé vẫn theo E3.5, có bé là giao thoa giữa 2 lịch, nếu mẹ thấy tình hình ăn ngủ của con vẫn đang ổn. Mấu chốt ở việc chúng ta quan sát chất lượng bữa ăn, giấc ngủ của con để điều chỉnh lịch phù hợp.

c) VỀ NGỦ:

Tiếp tục duy trì nút chờ và hỗ trợ bé ngủ theo pp 4s5s, giai đoạn này đa số các bé sẽ chuyển từ quấn sang nhộng. Nếu bé thường xuyên catnap hay dậy đêm ở một khung giờ cố định, bạn có thể tham khảo cách “Đánh thức để ngủ” ở link này https://www.facebook.com/groups/261838164519111/permalink/799930044043251

d) VỀ CHƠI:

- Giúp bé khám phá thế giới mới thông qua âm thanh:

+ Hầu hết các bé đều thích trò chuyện thân mật với mẹ. Bạn phải nhớ các nguyên tắc khi trò chuyện: bé nói điều gì đó, sau đó bạn phải đáp lời, nhớ để cho con nói hết. Vì nếu bạn không cho con thời gian để đáp lời, con sẽ cảm thấy bạn không lắng nghe và sẽ không học được quy luật của việc trò chuyện. Thi thoảng, hãy bắt chước âm thanh mà trẻ tạo ra. Sự nhiệt tình của bạn đóng vai trò quan trọng

+ Nếu trẻ bắt đầu thổi bong bóng nước bọt, đừng can ngăn trẻ. Đây là việc mà con sẽ trải qua. Bằng cách này, trẻ đang chơi với những “biến đổi nhẹ nhàng” và trong quá trình đó, trẻ cũng rèn luyện được các cơ của dây thanh quản, lưỡi, môi và vòm miệng.

+ Con có thể ngứa lợi và rất thích cho mọi thứ đồ vật vào miệng, vì thế bạn cũng có thể sử dụng " Ngậm Nướu" Cho con ngậm thoải mái. Bạn lưu ý khi cho con chơi xúc xắc, hãy chọn những dòng đảm bảo an toàn. Biết được bé sẽ ngậm vào miệng nên xúc xắc mình nhập chuẩn của EU cho yên tâm.

- Giúp bé khám phá thế giới mới thông qua tiếp xúc:

+ Bé đã có thể với tay lấy đồ chơi dễ dàng hơn. Tuy nhiên, “với” vẫn còn là động tác khó đối với con nên bạn hãy giúp con. Gợi ý rất quan trọng: Đặt đồ chơi và trong tầm với của bé và theo dõi xem bé có với được không. Nếu con với hụt, hãy khuyến khích con thử lại, hoặc tạo ra một trò chơi dễ hơn một chút cho con để bé có thể nếm trải được “vị” của thành công. Với trò chơi này, kệ chữ A bằng gỗ sẽ rất hữu ích khi mẹ có thể treo các loại đồ chơi và điều chỉnh độ cao phù hợp với con…..Một số khác như bóng múi con cũng rất hào hứng.

+ Thời gian thức, hãy bế con đi dạo nhẹ nhàng quanh nhà, sân vườn, để con cảm nhận tất cả các đồ vật và trải nghiệm tất cả các đặc tính của vật đó, như cứng ,mềm, thô ráp, nhẵn, dính, rắn, mềm,… Hãy nói cho con biết đó là vật gì và miêu tả cảm giác khi sờ vào chúng. Hãy mang tình yêu, sự chú tâm trong công việc này.

- Giúp bé khám phá thế giới mới thông qua chuyển động của cơ thể

+ Một số trẻ bắt đầu cố gắng tập lẫy, nhưng hầu hết các bé tầm tuổi này đều cần có sự trợ giúp mới lẫy được. Nếu bé đang cố gắng tập lẫy, hãy để con được nắm vào một ngón tay của bạn.

+ Một số bé sẽ hiếu động và cứng cáp hơn, trẻ có thể thực hiện động tác nhào lộn, chẳng hạn, trẻ có thể nhét ngón chân vào miệng và gần như lộn ngược về phía sau. Bé có thể sẽ thích thú khi được cử động và di chuyển tự do mà không phải đóng bỉm hay mặc quần áo, giúp bé dễ gập tay chân hay lăn tròn hơn. Bé sẽ hiểu hơn về cơ thể mình, đồng thời kiểm soát nó chính xác hơn

+ Nhiều bé thích dùng chân để đẩy khi có điểm tựa như khi ngồi trong xe đẩy, khi ngồi trên đùi bạn hoặc trên bàn thay bỉm (hãy cẩn thận trong trường hợp này!). Nếu đã đủ cứng cáp, bé cũng có thể tự nâng người thành tư thế ngồi khi đang được đặt trên đùi bạn. Nếu con thích làm việc này, hãy cho con nhiều cơ hội để luyện tập và biến nó thành một trò chơi

Ngoài những thông tin trên, mình cũng muốn nhấn mạnh rằng: Đây là giai đoạn mình nên tập trung rèn luyện kỹ năng cầm nắm, đặc biệt các bạn xác định cho con theo PP Ăn dặm BLW. Kỹ năng và sự cảm nhận thông qua những ngón tay góp phần hết sức quan trọng cho việc ăn bốc sau này. Con sẽ không con cáu gắt khi bốc trượt nữa. Đây là điều mà mình rất nhớ vì đã được nghiên cứu và thực hành với bạn Ken.

Hiện nay có một số sản phẩm hỗ trợ như các quả bóng, nhưng thực sự: Về chất liệu, hình dáng, màu sắc chưa đủ bắt mắt và phù hợp với từng độ tuổi, chưa phát huy được tác dụng để giúp vận động thô, vận động tinh của các ngón tay nên mình đã đặt riêng. Sẽ sớm ra mắt bộ sản phẩm trong cuối tháng này. Ba mẹ chờ nhé.

Chia sẻ những kiến thức trên và Bố Ken xin chúc ba mẹ, các em bé cùng nhau đi qua những cơn bão vui vẻ, thành tựu với những kỹ năng và chuẩn bị cho cơn bão mới nhé.

Đọc đến đây, đừng quên T.A.G người bạn đồng hành trong hành trình chăm sóc con với bạn cũng như bạn bè thân thiết của mình ba mẹ nhé 💌
Bạn có thể đọc thêm comment chia sẻ của các ba mẹ tại link: https://www.facebook.com/groups/261838164519111/permalink/800843600618562