VỖ Ợ HƠI CHO BÉ SƠ SINH SAU KHI BÚ
VỖ Ợ HƠI CHO BÉ SƠ SINH SAU KHI BÚ
(Bài viết CỰC KÌ quan trọng cho các Bạn mới sinh hoặc chuẩn bị sinh)
Với các bé sơ sinh, nguyên nhân lớn nhất và dễ mắc phải nhất khiến cho các bé sơ sinh ngủ ko ngon, không thẳng giấc và khóc ré lên giữa giấc ngoài việc không được ôm chặt chính là do đầy hơi.
Rất nhiều Em bé sau khi bú mà mẹ lại không vỗ ợ hơi kỹ, hoặc thậm chí không vỗ ợ hơi luôn. Đa phần là vì chúng ta sợ đánh thức bé dậy khi thấy bé đã thiếp ngủ nhờ việc bú no, mà ko hề nghĩ rằng thà đánh thức bé dậy vỗ ợ hơi 15p ngủ 2-3h thẳng giấc lại tốt hơn là lừa lừa đặt con xuống khi bú no say sữa sau đó bé cứ ngủ đc 30-45p lại dậy quấy khóc.
Bé sơ sinh thường bị đầy hơi do nuốt phải không khí khi khóc hoặc bú, mà hệ tiêu hóa, hô hấp của bé đều chưa hoàn thiện nên không tự đẩy được các bọt khí này ra khỏi cơ thể, dẫn tới rất khó chịu và quấy khóc khi đang ngủ.
Việc vỗ/xoa ợ hơi cho bé thật kỹ sau khi cho bú sẽ giúp cho bé ngủ ngon, lâu và thẳng giấc hơn rất nhiều.
Thời gian trung bình cho mỗi lần hỗ trợ ợ hơi rơi vào khoảng 10-20p tùy vào từng bé. Và thời gian sẽ giảm dần khi lớn hơn, con có kĩ năng tự ợ hơi và đặc biệt khi con biết ngồi.
Khi thấy bé đang ngủ ngon mà tự dưng co chân lên cao, gồng lưng, đầu hơi muốn nhấc lên, mặt đỏ hoặc nhăn khó chịu, hoặc khóc ré lên khi đang ngủ trong vòng khoảng 30p đầu thì hãy nghĩ đến đầy hơi và ợ hơi nhé.
CÁCH Ợ HƠI CHO BÉ
- Bé cần được nằm cao trên vai mẹ, lý tưởng là ngực ở trên vai mẹ, tay bên ngoài vắt qua vai mẹ luôn. Mẹ lót 1 tấm khăn ở vai để phòng bé trớ sữa.
- Mẹ cần hơi ngả người ra sau để bé tựa vào.
- Tay vỗ ở giữa 2 xương bả vai bé, nên dựng dọc bàn tay hoặc hơi chéo chứ ko ngang bàn tay.
- Bàn tay hơi khum lên, ngón cái áp sát vào ngón trỏ, vỗ chậm - đều tay, khi vỗ hơi có lực 1 chút và nghe tiếng bộp bộp, con ko bị đau và tạo được độ rung thì hơi mới dễ lên. Không vỗ hờ hờ đuổi ruồi chẳng có tác dụng gì.
- Sau cái ợ to đầu tiên cần vỗ ợ thêm 10-15p. Có tiêu hóa là có hơi (enzyme dạ dày kết hợp với sữa luôn sản sinh ra hơi), thậm chí thở - khóc cũng mút phải hơi, nên hơi là có liên tục trong cơ thể bé vì thế kể cả trước bữa ăn, nếu bé khóc nhiều cũng cần ợ hết hơi dưới đáy lên nữa, nếu không, khả năng bé sẽ bị trớ vòi ròng
Các tư thế vỗ ợ hơi cho bé
Theo cách của Cô Tracy Hogg ( tác giả sách Đọc Vị Mọi Vấn Đề Của Trẻ)
- Xoa lưng phía bên trái con theo chiều từ dưới lên (phần mềm bên dưới phần xương sườn trái chính là dạ dày trẻ) bằng lòng bàn tay.
- Nếu việc đó không có tác dụng, hãy bế con lên, vắt con lên vai Bạn và để con duỗi thẳng chân. Tư thế này giúp không khí có đường đi thẳng. Xoa lưng con theo chiều từ dưới lên trên như thể Bạn đang vuốt phẳng một tờ giấy dán tường để bóng khí thoát ra ngoài.
- Bạn cũng có thể đặt con nằm ngửa, kéo chân con và thực hiện động tác như đang đạp xe.
- Bạn cũng có thể ôm con quay mông ra và vỗ vào mông con để con biết có thể xì hơi ra đâu.
Xoa lưng phía bên trái con theo chiều từ dưới lên
Khi hơi lên, kèm thêm chút sữa, không đáng lo bạn ạ. Hãy nghĩ bé được giải thoát cơn đau. Trớ sữa ở trẻ sơ sinh là chuyện cơm bữa, và nó không nghiêm trọng như NÔN ở bé lớn
Khi đang vỗ nếu thấy con gồng cứng người, ưỡn ra sau là lúc hơi đang lên, cần tiếp tục vỗ để đẩy hơi ra,hoặc nếu bé ngả và khóc dữ quá thì có thể kết hợp xoa lưng. Hơi đi qua thì sẽ đau và làm bé khó chịu nhưng rất cần thiết, vỗ tiếp thì bé sẽ được giải thoát khỏi hơi, còn mẹ thấy con uốn éo mà ngừng thì hơi vẫn kẹt ở trong. Đây là điểm các mẹ sai lầm, mẹ dừng vỗ. Ngược lại, khi con gồng đó thì mẹ tạo tiếng shhh thật to, hơi đưa người NHẸ CHẬM để con tập trung vào thứ khác và chịu cho mẹ ợ cho bong bóng hơi đi ra.
Bạn ko thể biết được con có bao nhiêu bong bóng khí trong người (gas bubbles) nên bạn vỗ đến khi mãi không thấy lên mới là hết.
Nếu bị nôn vòi rồng, vỗ ợ cần được thực hiện TRƯỚC VÀ CẢ GIỮA BỮA chứ ko chỉ 1 lần sau bữa.
Các mẹ sợ nôn không ợ cho con, khí kẹt làm con đau đớn xong lại hỏi tại sao con em quấy. Con quấy khóc: 90% các mẹ tưởng nhầm mình đã ợ đủ, và đặt con, đi tìm nguyên nhân khác.
Các mẹ tham khảo thêm cmt bài viết tại link: https://www.facebook.com/groups/261838164519111/permalink/539397860096472/
Link Youtube tham khảo: https://www.youtube.com/watch?v=0xQRrVuPK5Y