Giỏ hàng

KIẾN THỨC VỀ TI GIẢ

KIẾN THỨC VỀ TI GIẢ

 

Nhiều mẹ thì ti giả là chân ái, nhiều mẹ còn C.m.t rằng "Cảm ơn vị nào đó đã phát minh ra sản phẩm tuyệt vời thế".

Tuy vậy, cũng có nhiều mẹ, hay ông bà sợ con bị hô. Vì thế, Bố Ken tổng hợp bài này, dựa trên trải nghiệm chăm con, dựa trên nghiên cứu các đầu sách về nuôi dạy con (NCKPLCC,...). Hi vọng sẽ giúp ba mẹ thêm rõ ràng hơn: Lý do chúng ta sử dụng, sử dụng như thế nào cho hiệu quả, nên chọn ti giả nào, cai như thế nào....

 

1/ Vì sao cần dùng ti giả ?

Các bé đều sinh ra với phản xạ mút, 1 phản xạ tự nhiên nhằm sinh tồn và duy trì sự sống. Nhưng bên cạnh đó, mút cũng là cách để bé thư giãn, ngay cả khi không đói, bé vẫn thích mút như là một hành động quen thuộc để bé cảm thấy bình tĩnh và làm quen với cuộc sống mới.

Một số trường hợp nhầm lẫn giữa tín hiệu đói và nhu cầu mút

- Khi buồn ngủ, bé cần mút để tự trấn an (có bé thì mút tay, có bé thì mút ti giả) thì mẹ lại hiểu nhầm là bé đói và cho ti mẹ hoặc ti bình, lúc này con sẽ k ăn nhiều vì con không thực sự đói – con chỉ cần mút thôi. Cũng chính sai lầm này nên nhiều mẹ than phiền: "con em chỉ ti mẹ mới ngủ và chỉ ngủ mới chịu ăn"

- Khi con tỉnh dậy sau 20,30p, con chưa biết chuyển giấc mượt mà, con khóc, mẹ lại cho dậy ti luôn: vừa mới được ti lúc ngủ dậy, ti lúc chuẩn bị vào giấc, chuyển giấc cũng lại ti, như vậy con ăn không ra bữa, chưa bao giờ học được cảm giác đói và từ đó học cách ăn no. Mọi hành động liên quan đến ăn đều nằm trong trạng thái vô thức của giấc ngủ, con không có khái niệm ăn chủ động, điều này cũng gây trở ngại cho quá trình ăn dặm sau này

- Nhiều mẹ than phiền con đòi ăn cả đêm, đây có thể là hiện tượng trẻ đòi bú liên tục do phản xạ mút chưa được thỏa mãn, mẹ lại nghĩ con đói và cho bú. Đặc biệt với những bé ti mẹ, con có thể ti vặt rất nhiều lần trong đêm, hoặc ngậm ti hàng giờ liền. Nhu cầu thực sự của bé không phải là ăn, tuy nhiên mẹ lại hiểu nhầm và tự tạo thói quen xấu cho con, khiến nhiều bé thậm chí 1,2 tuổi vẫn dậy đêm tìm ti mẹ, khiến cả 2 mẹ con đều không được ngủ ngon. (Hãy thật lưu ý: Lúc đầu không phải là nhu cầu, mình lầm tưởng nên tạo thói quen, và rồi ti vặt lại là nhu cầu)

- Với các bé bị Colic, trào ngược, việc cho ăn nhiều lần càng làm bé đau đớn, càng khóc, càng đẩy sữa lên thực quản và quá trình ợ nóng lại tiếp diễn k có lối thoát

🔖 Các mẹ có thể cân nhắc giữa việc dùng ti giả để thỏa mãn nhu cầu mút thư giãn để ngủ; chờ đến bữa và ăn một bữa no. Hay việc ngậm ti mẹ hàng giờ để ngủ, ăn thêm 10,20ml sữa và cả ngày đêm không ăn được bữa nào ra bữa. Dùng ti giả hay không, lúc này là sự lựa chọn của mẹ

 

2/ Các ứng dụng của ti giả

- Nghiên cứu tại bệnh viện Nhi khoa The Kings Daughter tại Mỹ với nhóm trẻ từ 2-4 tháng tuổi sau khi tiêm chủng cho thấy, nhóm được áp dụng 5S (quấn, ti giả, tiếng ồn trắng) ngừng quấy khóc chỉ trong 15-30 giây, trong khi nhóm đc dỗ theo cách thông thường, đc uống nước hoặc đường thì mất rất nhiều thời gian để con bình tĩnh và nín khóc.

- Ngoài ra ti giả còn là công cụ hữu hiệu giảm khóc khi bé thay quần áo, thay bỉm, xoa dịu bé khi vào ww. Một số bé rất thích mút để có cảm giác an tâm, mẹ cần tạo không gian, nhẹ nhàng với con, nếu mọi cách mà chưa đáp ứng để con cảm giác an toàn, để con cảm giác được trấn an thì mẹ có thể sử dụng ti giả.

- Giúp con dễ dàng tự đưa mình vào giấc ngủ hơn, cứu cánh đắc lực khi hỗ trợ catnap, rem sáng, cai ti đêm. Ti giả còn là 1 trong các yếu tố giúp giảm thiểu rủi ro đột tử trẻ sơ sinh, giúp đường thở của bé luôn mở, tránh nguy cơ ngạt khi ngủ.

- Trì hoãn thời gian giữa các cữ bú với những bé bú vặt: Nhu cầu của con ban đầu không phải là ti vặt, do hiểu nhầm nên một số mẹ hình thành nên thói quen mới, và con sẽ ti vặt như là một nhu cầu, nếu thực sự muốn chữa thì chúng ta cần chấp nhận. Khi các cữ bú quá gần nhau, mẹ cho ngậm ti giả tự trấn an, trì hoãn mỗi lần 10-15p, để giãn cữ hợp lý với khoảng cách lý tưởng giữa các bữa ăn: khoảng 3-4h

 

3/ Vì sợ phụ thuộc ti giả nên k dám cho bé dùng?

- Các bé còn nhỏ, cần sự hỗ trợ đó là điều bình thường. Ti giả là vật giúp bé trấn an, bình tĩnh. Nếu mẹ chỉ đưa khi con cần trợ giúp chứ không cho bé ngậm trường kì tiếp diễn thì không bị phụ thuộc. Ti giả hay ti mẹ, việc đầu tiên mẹ nên làm là nút chờ, quan sát xem nhu cầu của con là gì. Thực cái này cần mẹ QUAN SÁT KĨ NHU CẦU CỦA CON.

- Mẹ hãy nghĩ theo chiều hướng khác, mẹ có sợ con phụ thuộc ti mẹ, bế ru, rung lắc để ngủ không, có sợ bé ăn vặt ngủ vặt k, đêm dậy quá nhiều lần chỉ để tìm ti mẹ không.

 

4/ Ti giả có làm hỏng hàm con? Làm con chậm nói?

- "Em rất muốn con ngủ ngon nhưng không sử dụng ti giả được không anh?

- Sao thế e nhỉ?

- E sợ con bị hô?"

Mình nhận được rất nhiều nỗi lo lắng của mẹ như trên. Nếu con có nhu cầu mút để trấn an thì đáp ứng, nếu không thì thôi. Còn về hô:

Chưa có nghiên cứu nào khẳng định ngậm ti giả chính hãng làm ảnh hưởng đến hàm, đến khả năng nói hay sự chậm nói của các bé. Các bé phương Tây đc ngậm ti giả từ nhỏ và lứa tuổi thực sự cần bắt đầu cai là 4 tuổi. Lúc đó mẹ nói lý lẽ, con hiểu mình đã lớn, con học cách khác để làm chủ bản thân mình.

Tất nhiên cái gì quá thì cũng không tốt, mình không khuyến khích điều đó. Nhưng thực tế các thông tin về răng bị hô, làm con chậm nói đa số từ sự đồn thổi chứ không có trang web chính thống nói về điều này. Chính sự đồn thổi này mà nhiều mẹ sợ.

Ở Việt Nam, các bạn sử dụng đến khoảng 2 tuổi là nhiều, còn lại các thường cai sớm hơn.

 

5/ Cách Lựa chọn ti giả:

Thực sự mỗi em bé một khác, để gặp chiếc ti giả đầu tiên mà con hợp tác luôn thì rất chúc mừng mẹ. Còn lại đại đa số chúng ta thường phải thử đến vài chiếc. Thậm chí nguyên cả bộ sưu tập. Có vài gợi ý cho các mẹ như sau:

- Dòng dẹt: Dr Brown's

- Dòng tròn, bẹp: Avent Ultra

- Dòng tròn mô phỏng ti mẹ: Bibs, Avent Sothie

Có nhiều hãng ti giả, cơ bản là phân chia ra 3 dòng như trên. Riêng ti giả, là sản phẩm con cho vào miệng thường xuyên. Ba mẹ cực kì cân nhắc khi mua, đúng hàng chính hãng để đảm bảo nhé. Ba mẹ có thể ghé qua gian hàng Shopee của Shop Bố Ken hoặc Fanpage Shop Bố Ken để đặt. 100% hàng chính hãng.

 

6/ Giới thiệu ti giả như thế nào

- Thời điểm: Mẹ có thể giới thiệu ti giả sau khoảng 4 tuần và khi bé bú đúng khớp ngậm [VIỆC NGẬM ĐÚNG KHỚP NGẬM LÚC BÚ SỮA RẤT QUAN TRỌNG], việc sử dụng ti giả chủ yếu trong trình tự đi ngủ của bé

- Sau khi thực hiện trình tự ngủ, mẹ đặt bé xuống cũi. Nếu bé khóc, mẹ loại trừ nguyên nhân khóc do đầy hơi, do đói vì lịch sinh hoạt chưa phù hợp, do bé ốm, do nóng, lạnh, bỉm bẩn, thì thay vì bế bé lên, mẹ thực hiện pp hỗ trợ 4s5s: shu vỗ, mời ti giả. Mẹ đặt ti giả lên môi bé, bé là người quyết định có nút ti vào hay không. Tuyệt đối không ép ti giả vào miệng bé.

- Khi ti giả rơi, bé dậy sớm mà chưa ngủ trọn giấc, mẹ thực hiện nút chờ 5-10p tùy độ tuổi xem bé có ngủ lại đc hay không ( bé luôn cần học tự điều chỉnh bản thân trước, hiểu cảm giác và trạng thái của mình, trước khi có sự trợ giúp). Nếu bé không ngủ lại đc sau nút chờ, mẹ hỗ trợ đặt ti giả lên môi con và chờ bé nút lại . Nhiều bé do có thời gian chờ này đã học được cách tự mút tay, tự phục vụ mình và tự nối giấc ngủ. Khi con đã ngủ với ti giả, đừng rút ti ra mà hãy để nó tự rơi khi bé đã ngủ say.

Chú ý: Mẹ có thể giả vờ rút ti giả ra để luyện cho con cách giữ chặt ti giả. Thực hiện vài lần như vậy đến khi con biết cách tự giữ.

 

7/ Cách cai Ti giả:

Cũng như quấn chũn, nhộng chũn,... Con lớn lên thì sẽ không cần nhiều sự hỗ trợ nữa, chúng ta có thể cai. Có một vài cách để cai ti giả như:

- Cắt dần đầu ti giả

- Lấy kim chọc vào đầu ti giả.

- Nếu con ngậm khi thức thì khích lệ con chơi các đồ chơi khi con đòi, con sẽ quên dần đi.

- Thông báo với con, gợi mở để con tự nhìn thấy, ví dụ khi đi học.

Bài viết khá dài, hi vọng cung cấp đầy đủ thông tin cho ba mẹ yên tâm. Cũng cần thêm nhiều chia sẻ của ba mẹ, đặc biệt là những ba mẹ đã dùng thời gian dài mà mỗi ngày vẫn thấy nụ cười tươi với hàm răng xinh xắn của con. Up cho mọi người xem nụ cười ấy với ạ💌

Bạn có thể đọc thêm comment chia sẻ của các ba mẹ tại link: https://www.facebook.com/groups/261838164519111/posts/801397117229877